Các chất bảo quản thực phẩm nguy hiểm bạn nên biết để phòng tránh
Làm thế nào để giữ được sự tươi ngon trong từng thực phẩm đến tay người tiêu dùng là một trong những bài toán khó đối với nhà sản xuất. Do đó, việc sử dụng các chất bảo quản thực phẩm nguy hiểm đã trở thành sự lựa chọn phổ biến. Nhằm tránh sự oxy hóa trong môi trường và sự xâm nhập của những vi khuẩn. Nhưng các tác hại của hóa chất bảo quản thực phẩm không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, hôm nay Xixa sẽ tìm hiểu chi tiết chất bảo quản thực phẩm là gì?. Cũng như liệt kê các chất bảo quản nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm là gì?
Chất bảo quản thực phẩm hay còn gọi là chất bảo quản được định nghĩa là những hóa chất tự nhiên và tổng hợp được thêm vào sản phẩm. Nhằm ngăn ngừa và làm chậm lại sự hư hỏng, thối rữa gây ra từ sự phát triển của những vi sinh vật, và môi trường.
Hóa chất bảo quản thực phẩm có thể dùng như là một hóa chất duy nhất hoặc cũng có thể trong tổ hợp nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác nhau.
Phân loại chất bảo quản được dùng phổ biến hiện nay
Hiện nay, có hai loại chất bảo quản mà chúng ta thường xuyên dùng chính là:
Chất bảo quản tự nhiên
Chất bảo quản tự nhiên được sử dụng hằng ngày trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Chúng không những không làm ảnh hưởng đến những chất dinh dưỡng. Như màu, mùi vị, hay trạng thái của thực phẩm mà còn giúp chế biến ra các món ăn ngon và đẹp mắt.
Đây là những gia vị mà bạn sử dụng thường xuyên gồm: muối, đường, dầu ăn, rau kinh giới… Những chất này giúp bảo quản thực phẩm bằng cách hấp thụ nước dư thừa. Và ngăn chặn những vi sinh vật phát triển, ngăn chặn quá trình oxy hóa trong thực phẩm. Giúp giết chết những vi khuẩn và ngăn ngừa các thực phẩm không bị hỏng. Đồng thời, còn một vài phương pháp khác để bảo quản thực phẩm như: lên men, làm lạnh, phơi khô…
Chất bảo quản nhân tạo
Chất bảo quản nhân tạo là các chất phụ gia được thêm vào sản phẩm. Giúp giữ cho thực phẩm không bị thay đổi tính chất, mùi vị. Chúng được dùng rất nhiều và được xem như thứ không thể thiếu đối với ngành công nghiệp thực phẩm.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chất này trên nhãn của thực phẩm bởi nó được sử dụng rất phổ biến. Một vài chất bảo quản nhân tạo thường bắt gặp gồm: BHT, BHA, sodium nitrat, sodium benzoat, kali nitrat, axít benzoic (E210)… đều có bên trong những loại thức ăn chế biến đồ hộp, đóng gói, hoặc các loại nước chấm, và nước giải khát, cũng như cả trong bánh mì…
>>>Xem thêm: [Review] Máy khử độc thực phẩm có tốt không? Nên mua loại nào?
Các chất bảo quản thực phẩm và tác hại của chất bảo quản thực phẩm
Ngày nay vì mục đích lợi nhuận, nên nhiều người kinh doanh thực phẩm dù biết tác hại của những loại chất bảo quản thực phẩm. Nhưng vẫn cố tình sử dụng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hãy cùng Xixa, tìm hiểu những chất bảo quản nào phổ biến, được thường xuyên sử dụng và tác hại của chúng đối với sức khỏe.
BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)
Các chất độc hại như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole) vẫn được dùng khá rộng rãi. Một vài nước đã cấm sử dụng 2 chất này trong bảo quản thực phẩm. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng BHA dự đoán là chất gây ung thư ở người dựa vào bằng chứng về khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Bên cạnh đó, khi sử dụng ở liều cao trong chế độ ăn uống của chúng, thì BHA sẽ gây ra u nhú và ung thư tế bào vảy của dạ dày ở chuột và chuột đồng vàng Syria.
Theo những nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây ra chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u và ung thư. BHT và BHA còn được coi là chất độc với gan và hệ thần kinh.
Clorin
Clorin có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể phá huỷ phổi. Nếu bạn hít thở với nồng độ trên 1000ppm hay ăn vào với 1 hàm lượng tương đương. Có thể gây tử vong tại chỗ. Điều này cho thấy, clorin là chất bảo quản cực độc. Tuy nhiên, Clorin được sử dụng rộng rãi trong những việc sau:
Hóa chất Clorin được dùng trong hệ thống cấp nước: Giúp khử trùng nước sinh hoạt. Thì cần dùng dung dịch hóa chất Clorin 1% để hòa tan liên tục vào bể chứa nước nhằm duy trì hàm lượng clo dư từ 0,1 – 0,2 ppm tại vòi sử dụng.
Được dùng trong công tác vệ sinh, khử mùi hôi, tinh luyện đường, sản xuất rượu bia, và giảm lượng oxy hóa sinh BOD. Khử những hợp chất độc hại ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Hóa chất Clorin cũng được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm. Để khử trùng trong nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến sữa, thực phẩm đóng hộp, nước thải và những nhà máy rửa chai, cần cọ rửa bằng dung dịch clorin 0,5%.
Dùng hóa chất Clorin để diệt khuẩn, hạn chế nhiễm khuẩn và khử trùng nước. Sử dụng làm nước giải khát, nước phải được khử trùng bằng dung dịch hóa chất clorin nhằm duy trì mức clo dư trong nước ở khoảng 10ppm. Khử trùng rau quả tươi bằng cách ngâm nước trong dung dịch Clorin với nồng độ 100 ppm.
Formaldehyde (Foocmon)
Đây là hợp chất thường dùng để ướp xác, cực độc và có thể gây tử vong. Nếu dùng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Tuy nhiên, tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.
Là chất hoá học gây dị tật thai nhi dù chỉ với liều nhỏ, gây kích thích mạnh trên những mô bề mặt như da, niêm mạc. Hơi hay mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, và dịch phế quản. Những tác hại khác có thể gặp chính là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo chứng minh nó có thể làm biến đổi DNA.
Sodium Benzoat
Dù Sodium Benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp cùng axit ascorbic. Có trong các thực phẩm có tính axit sẽ tạo ra Benzen, 1 loại hóa chất độc hại. Benzen có độc tính với máu, cùng cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này khi nồng độ đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Sodium Benzoat có thể gây ra phản ứng phụ gồm dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Các phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ.
Chất bảo quản lưu huỳnh Dioxide (SO2)
SO2 được dùng để bảo quản hoa quả sấy khô, hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi như táo, khoai tây. Chất này giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc.
Nhưng, chất SO2 có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người như dị ứng. Làm tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm đi hàm lượng vitamin B có trong thực phẩm.
Sodium Nitrat và Sodium Nitrit
Đây là 2 chất thường được dùng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và nitrit có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì gây co mạch, tăng huyết áp, và tạo thành nitrosamin. Là 1 loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Chất bảo quản này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe gồm viêm nhiễm , ADHD và béo phì, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm.
Trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, nitrite và nitrate được dùng làm chất bảo quản có mã số E249 và E251 trên bao bì. Có công dụng giữ màu đỏ tự nhiên cho thịt, ức chế vi khuẩn sinh sôi phát triển. Qua đó, giúp thịt chậm ôi thiu, lâu mất mùi, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở người. Nhờ lợi ích này mà nitrite được phép dùng làm chất phụ gia thực phẩm. Nhưng nếu hấp thụ quá hàm lượng chất bảo quản nitrite có nguy cơ gây ung thư, đặc biệt với trẻ em.
Carbon Monoxit (CO)
CO được dùng rộng rãi trong việc bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi vừa thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Tiếp đó, chúng sẽ được đóng gói trong điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí, nhằm giúp cho thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.
CO cũng có công dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, do đó làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Bình thường thịt dưới sự tác động của quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ bị biến màu, chuyển từ đỏ tươi sang nâu đỏ, thậm chí là xám trong vòng một vài ngày. Dưới tác dụng bảo quản của CO, thực phẩm tươi sống sẽ có màu sắc đỏ tươi và bắt mắt hơn.
Áp dụng máy khử độc thực phẩm hạn chế chất bảo quản trong thực phẩm
Bạn nên dùng máy khử độc thực phẩm vì không chỉ giúp bạn giải quyết các vấn liên quan đến hóa chất tồn dư trên thực phẩm. Mà còn hạn chế những vi sinh vật – vi khuẩn gây hại theo thực phẩm đi vào bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, giúp kéo dài quá trình sử dụng thực phẩm giúp chúng sạch và tươi lâu hơn. Đơn giản, rau củ trước khi được bạn mua về cũng đã trải qua nhiều quá trình, truyền qua tay nhiều người. Tiếp xúc với khói bụi suốt quá trình vận chuyển. Và đa số thực phẩm được bày bán tại các sạp hàng không được che đậy cẩn thận nên dễ bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại đến sức khỏe. Việc chỉ rửa bằng nước hay ngâm nước muối nếu không thực hiện đúng cách sẽ không thể loại bỏ được sán, trứng giun, vi khuẩn hoặc hóa chất độc hại.
Máy khử độc thực phẩm được trang bị hiện đại, đánh bay vết bẩn, cùng những chất độc hại. Không chỉ vậy, cũng loại bỏ được dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong trồng trọt còn bám lại trên rau củ sau khi thu hoạch. Hơn nửa máy khử độc còn loại bỏ được các vi sinh vật (vi khuẩn, virus) bám trên bề mặt rau củ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>Xem thêm: Thực trạng thực phẩm bẩn là gì? Giải pháp hạn chế tình trạng này
Kết luận
Vậy là Xixa vừa tổng hợp các chất bảo quản thực phẩm nguy hiểm, cũng như tác hại của nó. Có thể thấy rằng, việc loại bỏ chất bảo quản ra khỏi thực phẩm là điều rất khó nhưng việc cắt giảm lượng phụ gia lại là điều dễ dàng. Do đó, người dùng nên ăn ít chất bảo quản thực phẩm. Vì sẽ gây nên các căn bệnh mãn tính khó lường. Sau cùng, bạn nên đọc nhãn dán sản phẩm kỹ lưỡng trước khi mua để đảm bảo sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình nhé.