Dấu hiệu nhận biết và cách chống gù lưng cho trẻ hiệu quả
Gù lưng hay còn gọi là lưng tôm, đây là một dạng tật của cột sống. Chúng có thể hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ và trong quá trình lớn lên của trẻ. Tác hại của gù lưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Vậy những nguyên nhân và dấu hiệu biết là gì? Đồng thời trong bài viết dưới đây Xixa sẽ hướng dẫn bạn cách chống gù lưng cho trẻ hiệu quả.
Nguyên nhân gây tình trạng gù lưng ở trẻ
Tình trạng gù lưng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp cho rằng, gù lưng liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc của cột sống. Cụ thể ở vùng lưng trên, các đốt sống ngực T7-T11 là vùng chịu nhiều tổn thương nhất. Theo Xixa tổng hợp, thường thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gù.
Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân xuất phát từ chính trẻ, có thể do bẩm sinh hoặc trong quá trình học tập, sinh hoạt.
- Gù lưng bẩm sinh là những trường hợp hiếm thấy. Nguyên nhân là do quá trình hình thành cột sống không diễn ra đúng như thường. Hiện tượng này xảy ra từ khi thai nhi còn trong bụng và sẽ tiến triển nặng khi tuổi càng lớn. Không chỉ khiến lưng bị gù mà còn gây tác hại đến sức khỏe tim mạch, hô hấp.
- Ngồi sai tư thế trong lúc học tập hoặc làm công việc nặng quá sức. Trẻ thường có xu hướng học bài trong tư thế khom lưng, đầu cúi sát bàn, mang cặp sách nặng,… Đây là những lý do phổ biến dẫn đến gù lưng ở trẻ nhỏ hiện nay.
- Xem tivi, điện thoại quá nhiều: Khi con nhỏ tiếp xúc với thiết bị điện tử, chúng sẽ say sưa xem mà không thay đổi tư thế nhiều lần. Điều đó lặp lại nhiều lần cũng dẫn đến tình trạng gù.
Nguyên nhân khách quan
Là những nguyên nhân tác động từ môi trường, không phải do chính trẻ gây nên. Thông thường những nguyên nhân khách quan sau đây sẽ làm cho trẻ dễ bị còng lưng.
- Cha mẹ bế bồng sai tư thế: Theo các bác sĩ thì trong 3 tháng đầu, lúc này xương khớp của trẻ rất mềm. Nếu bồng bế sai tư thế dễ dẫn đến dáng đi đứng xấu sau này.
- Trẻ ngồi hoặc đi quá sớm: Quá trình tập ngồi, tập đi diễn ra quá sớm, lúc đó cột sống quá yếu của trẻ sẽ không nâng đỡ được trọng lượng cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng biến dạng và lâu ngày sẽ dẫn đến gù lưng.
- Cho trẻ ngủ trên võng: Cũng giống lý do bồng bế sai tư thế. Khi nằm võng, lưng của trẻ sẽ cong theo độ chùng của võng, từ đó dẫn đến còng lưng.
>>>Xem thêm: Trẻ bị gù lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Dấu hiệu nhận thấy trẻ bị gù lưng
Còn lưng ở trẻ không phải là một vấn đề nhỏ. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Một số bệnh nguy hiểm của tình trạng gù lưng như: Ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch; Cong vẹo cột sống; Cận thị; Mất tự tin,…
Một số dấu hiệu có thể nhận biết trẻ có đang gặp tình trạng gù mà người lớn có thể tham khảo như sau:
- Phần lưng trên nhô cao hơn những trẻ khác
- Đi đứng thường có xu hướng cúi người về phía trước
- Vai trẻ hướng về trước quá mức và ta có thể thấy rõ sự khác biệt đó
Ngoài những dấu hiệu trên, khi trẻ bị gù lưng sẽ có cảm giác đau và căng cứng ở lưng, đồng thời mệt mỏi, khó thở do phổi bị chèn ép. Những dấu hiệu càng nặng theo sự phát triển của trẻ, và thường rõ nhất khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì.
Cách chữa căn bệnh gù lưng ở trẻ em
Tập những bài tập vật lý trị liệu hoặc Yoga
Những bài tập Yoga giúp tăng độ dẻo dai và linh hoạt của xương khớp. Phương pháp này giúp hỗ trợ khôi phục lại đường cong tự nhiên của cột sống. Một số bài tập đơn giản có thể làm tại nhà như sau.
Phương pháp duỗi thẳng người bám tường
Cho bé duỗi thẳng người và xoay mặt vào tường, chân lúc này cách tưởng khoảng 10cm. Sau đó duỗi thẳng tay, đưa qua đầu, bám tay vào tường nơi cao nhất. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, không được nhón chân. Tập động tác này từ 5-10 lần mỗi ngày.
Bài tập siêu nhân
Để dễ hình dung bạn có thể tượng tượng hình ảnh siêu nhân đang bay. Bài tập phương pháp này có tư thế giống như vậy. Bạn chỉ cần cho trẻ nằm sấp, mở rộng hai tay về phía đầu, duỗi người thẳng ra. Giữ tư thế này trong 3 giây và mỗi ngày tập tư thế này khoảng 10 lần.
Một số bài tập khác
Ngoài những động tác yoga kể trên bạn có thể tham khảo những động tác như: Bài tập kéo căng cơ, lăn cột sống ngực, thu đầu. Nếu được thì bố mẹ nên cho trẻ chạy thể dục hoặc đi bộ thường xuyên. Những bài tập đó cũng góp phần cải thiện tình trạng gù.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng, phải can thiệp dao kéo vào cơ thể. Là phương pháp khuyến cáo nên dùng cho những trẻ gù bẩm sinh và tình trạng nặng. Ngoài ra những trẻ có sức khỏe không tốt, bố mẹ cũng nên cân nhắc. Bởi phẫu thuật có những nguy cơ tiềm ẩn, dễ bị tổn thương rễ thần kinh, xuất huyết và nhiễm trùng.
Đeo đai chống gù lưng
Đai chống gù lưng là phương pháp có tác dụng vừa cải thiện tình trạng gù lưng vừa tạo thói quen cho trẻ ngồi đúng tư thế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đai lưng khác nhau và có nhiều hàng trôi nổi. Nếu bạn chọn sai chiếc đai lưng, không những không giảm tình trạng gù mà còn ảnh hưởng hơn nữa đến sức khỏe của trẻ. Với đai chống gù Xixa, tích hợp nhiều công nghệ thông minh, cảm biến góc lệch, dây đeo thoải mái. Từ đó bạn có thể an tâm sử dụng cho con của mình.
Cách chống gù lưng cho trẻ
Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để “Mất bò mới lo làm chuồng”. Điều này có nghĩa là đừng để lưng bị gù rồi mới tập các bài tập để chữa. Mà ngay từ đầu nên đi đứng, học tập làm việc một cách đúng đắn, từ đó hạn chế tính trạng còng lưng. Sau đây là một số biện pháp nhằm chống gù lưng cho trẻ.
- Cho trẻ sử dụng những thiết bị điện tử hoặc xem tivi một cách khoa học. Khi sử dụng phải ngồi đúng và thường xuyên thay đổi tư thế.
- Tập cho bé giữ thẳng cổ trong những hoạt động hằng ngày, tránh gập cổ quá lâu.
- Thường xuyên hoạt động luyện tập thể dục. Tham gia các hoạt động thể thao hoặc ngoại khóa để rèn luyện thể chất.
- Khi ngồi học tránh cúi người sát bàn học.
- Không nên đeo hoặc khuân vác những vật nặng.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin khoáng chất tốt cho xương.
- Thường xuyên vận động, ăn uống điều độ, tránh việc cơ thể bị béo phì.
- Tập thói quen nghỉ ngơi sau mỗi 25-30 phút học tập. Chẳng hạn như đứng dậy, đi lại hoặc vươn vai.
- Khi trẻ còn nhỏ tránh việc bồng bế hoặc nằm ngủ sai tư thế. Không cho trẻ ngồi hoặc đi đứng quá sớm.
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tập cho trẻ đeo đai chống gù để phòng ngừa tình trạng gù và tạo cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế.
Lời kết
Hi vọng thông qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã hình dung được cách chống gù lưng cho trẻ. Đồng thời cũng biết được những dấu hiệu nhận biết. Nếu phát hiện con mình đang trong tình trạng gù lưng thì hãy áp dụng những phương pháp trên. Còn các con chưa gặp phải tình trạng đó thì bố mẹ cũng nên tạo thói quen tốt cho con của mình. Nếu bạn có thắc mắc thì hãy liên hệ với Xixa qua hotline: 0989.247.247 để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!
>>>Xem thêm: [Review] Đai chống gù lưng có hiệu quả không, nơi bán uy tín
Cách sử dụng đai chống gù lưng hiệu quả nhất cho từng loại đai