Kinh nghiệm & Hướng dẫn

Có nên lấy cao răng không? Cách hạn chế hình thành cao răng

Cao răng là gì? Có lẽ đây là một thuật ngữ liên quan đến răng miệng đã quá quen thuộc với mỗi người. Cao răng có ảnh hướng như nào và có nên lấy cao răng không? Bài viết dưới đây Xixa sẽ cung cấp thông tin đến bạn một cách chính xác nhất. Nhằm giúp cho bạn có nụ cười tươi sáng và tự tin trước mọi người.

Thông tin chung về cao răng

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, đây là một hợp chất tồn tại ở thể rắn, có màu trắng hoặc vàng đục. Được kết hợp từ những chất canxi cacbonat, phosphate với cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, chất khoáng trong miệng. Ngoài ra còn có những loại vi khuẩn, xác tế bào biểu mô, sắt trong huyết thanh. Tất cả chúng tạo nên hợp chất bám rất chắc vào bề mặt hoặc dưới bờ lợi của răng. Nếu chúng ta có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, sẽ hạn chế việc hình thành cao răng. Vôi răng thường tập trung ở cổ răng, đối với người hút thuốc, cao răng sẽ có màu vàng sẫm.

Có nên lấy cao răng không
Trước và sau khi lấy cao răng   

Phân loại

Các chuyên gia chia cao răng làm 2 loại chính, đó là:

  • Cao răng thường: Là loại cao có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Sau một thời gian bám trên răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu.
  • Cao răng huyết thanh: Cao răng thường nếu không được điều trị sẽ gây ra chảy máu. Máu sẽ ngấm vào mảng cao răng và chuyển sang màu nâu đỏ. Ở trường hợp này các nha sĩ gọi chúng là cao răng huyết thanh.

Quá trình hình thành cao răng

Cao răng được hình thành qua cách tích tụ những mảng bám trong một thời gian dài. Sau lúc ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp mảng bám trên bề mặt răng. Màng này là nơi các vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Và trong một thời gian ngắn nếu không được vệ sinh kỹ càng, vi khuẩn tích tụ càng dày và hình thành mảng bám.

Lúc còn là mảng bám, chúng ta có thể làm sạch bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng. Nhưng để trong một khoảng thời gian, mảng bám kết hợp với nhiều chất trong miệng. Chẳng hạn như hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt và nhiều yếu tố khác. Làm chúng trở nên cứng hơn, bám chắc vào răng. Khi mảng bám đã tiến triển thành vôi răng thì việc làm sạch rất khó. Bạn cần đến những trung tâm chăm sóc răng miệng để nha sĩ hỗ trợ bạn việc lấy cao răng.

Có nên lấy cao răng không
Quá trình hình thành cao răng

Có nên lấy cao răng không?

Tác hại của cao răng

Cao răng là thứ cần loại bỏ trên răng. Việc này không chỉ mang lại lợi ích về thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa những bệnh về răng miệng. Nếu cao răng không được điều trị kịp thời, bạn sẽ gặp phải một số trường hợp sau:

  • Đầu tiên là về thẩm mỹ, răng bạn sẽ có màu vàng. Làm bạn mất đi sự tự tin.
  • Tiếp theo là vấn đề hôi miệng, gây khó chịu cho người đối diện
  • Bệnh viêm nướu, chảy máu răng
  • Ê buốt răng, sâu răng và nặng hơn là viêm tủy
  • Cuối cùng là viêm nha chu, răng lung lay. Nặng hơn là có thể làm mất răng
Tác hại của cao răng
Tác hại của cao răng

Tại sao phải lấy cao răng

Ngoài những tác hại mà cao răng gây ra ở trên, sau đây là một số lý do khác cần phải lấy cao răng.

  • Độc tố của vi khuẩn có trong mảng bám gây ra tình trạng viêm. Và từ đó gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng, làm cho lợi mất chỗ bám. Nên răng càng ngày càng dài, để lộ ra phần xương răng không được bảo vệ. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt khó chịu.
  • Dễ dẫn đến tình trạng răng lung lay do quá trình tiêu xương diễn ra nhanh.
Dùng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám
Dùng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám

Không nên để cao răng hình thành rõ rệt thì mới loại bỏ, vì khi đó răng đã bị tổn thương. Nhiều lần như vậy sẽ gây ra tình trạng răng yếu, giảm tuổi thọ và độ bền của răng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên khám định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để theo dõi răng miệng.

Lấy cao răng có đau không?

Có nên đi lấy cao răng không? và lấy cao răng có đau không là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Lấy cao răng chỉ gây ra cảm giác ê buốt chứ không đau. Ngoài ra có thể gây chảy máu, điều này tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Sau khi lấy cao răng, thường thì bạn sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước nóng hoặc lạnh. Bạn không cần lo lắng, đây là phản ứng bình thường, cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy lấy cao răng an toàn tại nhà cho bạn

Giá tiền cho việc lấy cao răng

Giá cả cho việc làm răng đều được các phòng khám hoặc bệnh viện niêm yết. Việc bạn cần làm là chọn những địa chỉ chất lượng và uy tín để thực hiện. Thực tế, giá lấy cao răng thường không cố định và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: Độ dày và độ bám của cao răng, dịch vụ và chất lượng trang thiết bị, trình độ của bác sĩ chuyên môn,… Nhìn chung thì giá sẽ giao động quanh mức 150.000-400.000 đồng tùy vào khu vực.

Đến nha sĩ để lấy cao răng
Đến nha sĩ để lấy cao răng

Biện pháp hạn chế hình thành cao răng

Tuy cao răng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe quá lớn. Nhưng sự xuất hiện của chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp mà còn là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu. Chính điều này sẽ làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, sự hình thành vôi răng cũng là yếu tố thuận lợi để nhiều bệnh lý về răng miệng phát triển. 

Biện pháp phòng ngừa

  • Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn thức uống chứa nhiều dầu mỡ và có gas.
  • Không dùng đồ quá lạnh hoặc quá nóng. Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là trong việc ăn đồ nóng và uống nước đá hoặc ngược lại.
  • Hạn chế việc ăn đồ có chứa chất tạo màu hoặc hút thuốc lá. Điều này làm cho chúng bám vào răng và khó vệ sinh.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm có lợi cho răng miệng như rau xanh, rau củ.
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
Ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học

Biện pháp chăm sóc

Ngoài việc chủ động lấy cao răng, mọi người cần ngăn ngừa sự hình thành của vôi răng với những việc làm hằng ngày như:

  • Chọn loại bàn chải và kem đánh răng tốt, phù hợp với răng của mình. Nên ưu tiên những sản phẩm có chứa Flour.
  • Hạn chế việc sử dụng tăm xỉa răng. Vì chúng có thể gây ra tình trạng tổn thương nướu cũng như chân răng. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày, đặc biệt là lúc trước khi ngủ vào buổi tối. Đồng thời bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
  • Đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần, lấy cao răng mỗi năm một lần.
  • Khi thấy răng miệng có triệu chứng khó chịu bất thường thì nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Kết luận

Với những thông tin về cao răng mà Xixa đã cung cấp ở trên. Qua đó cho bạn một cái nhìn tổng quát nhất về những tác động của cao răng đối với sức khỏe răng miệng, và có nên lấy cao răng hay không. Hi vọng bạn đã có câu trả lời cho việc có nên lấy cao răng không và cách để hạn chế hình thành vôi răng. Nếu bạn có thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0905.888.999 để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!

>>>Có thể bạn quan tâm: [Review] Top 6 máy cạo vôi răng tốt nhất được nhiều người tin dùng hiện nay

Bài viết liên quan: