Cách xử lý máy ép chậm bị kẹt bã chi tiết nhất mà bạn nên biết
Máy ép trái cây là thiết bị khá phổ biến hiện nay được nhiều gia đình sử dụng. Đặc biệt vào mùa hè, nhu cầu uống các loại nước ép để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tăng cao. Nhưng trong quá trình sử dụng máy ép sẽ gặp một số tình trạng ảnh hưởng đến khả năng ép. Và sau đây hãy cùng Xixa tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm bị kẹt bã ngay tại nhà.
Những nguyên nhân làm máy ép chậm bị kẹt bã
Để xử lý tình trạng máy bị kẹt hiệu quả, việc tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng hỏng hóc là điều rất quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân làm cho máy ép chậm bị kẹt:
Lưỡi dao ép bị kẹt
Đây là tình trạng khá phổ biến và hay gặp nhất khi ép trái cây. Và nguyên nhân có thể xảy ra là phần lưỡi dao không thể xoay được. Cụ thể là do nguyên liệu bạn cho vào trong máy quá đầy. Ngoài ra do độ cứng của rau củ quá lớn hoặc miếng quá to. Điều đó cũng khiến việc ép thành nước không thể thực hiện hoặc thực hiện khó khăn. Một số loại rau có nhiều chất xơ cũng dễ làm cho lưỡi dao bị kẹt: Rau má, đậu nành, cần tây…
Lưới lọc bị tắt
Lưới lọc là bộ phận ngăn cách bã của thực phẩm với lại nước. Khi cặn bịt kín, làm cho nước ép không thể thoát ra ngoài. Sự cố này thường xảy ra ở loại máy ép không có gạt lưới lọc. Còn những máy đã có sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng này.
Phần nắp bị kẹt
Tình trạng máy bị kẹt nắp không thể mở cũng thường xảy ra. Khi phần rau củ được ép bên trong máy quá lớn. Điều này sẽ làm khoang chứa tồn đọng lượng bã nhiều, gây khó khăn trong vấn đề tháo mở nắp. Thậm chí lượng bã nhiều sẽ làm kẹt các khe hở trên nắp, vì vậy việc mở nắp sẽ ngày càng khó khăn.
>>>Xem thêm: Review máy ép chậm loại nào được ưa chuộng nhất năm 2022
Cách xử lý máy ép chậm bị kẹt bã nhanh nhất
Vệ sinh màng lọc
Về cách sửa máy ép chậm bị kẹt, thì khi phát hiện lượng nước ép chảy ra yếu hơn so với bình thường trong quá trình ép. Bạn cần tắt máy và ngắt nguồn điện ra khỏi ổ cắm. Sau đó, tháo tấm lưới lọc và rửa sạch mọi chất cặn bã dưới vòi nước sạch. Áp lực nước mạnh sẽ cuốn trôi những cặn bẩn bám trên thành lưới. Khi rửa xong hãy lau khô sạch nước trước khi lắp lại vào máy.
Xử lý phần lưỡi dao
Đầu tiên để tránh tình trạng lưỡi dao bị kẹt. Phần nguyên liệu bạn đưa vào máy phải đảm bảo đã được sơ chế và cắt nhỏ trước khi cho vào ép. Đồng thời cần lưu ý đến mức độ cứng hay sơ của các loại rau củ, trái cây. Vì các loại thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới vòng xoay của lưỡi dao. Đồng thời, khi cho nguyên liệu vào ép bạn cần để ý sức chứa mà nhà sản xuất đưa ra. Không nên dồn quá nhiều cho 1 lần ép, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
Đảo ngược chiều quay khi nắp bị kẹt
Hiện nay có rất nhiều loại máy với nhiều tính năng khác nhau. Một số có chức năng giúp đẩy lượng nguyên liệu dư thừa ra ngoài, bằng cách đảo ngược khi nhấn vào nút điều khiển. Thiết bị sẽ tự điều chỉnh để cân bằng lượng phù hợp để việc ép được an toàn hơn. Sau đó, bạn có thể mở nắp máy ra và xử lý. Điều quan trọng bạn phải biết được cách xử lý đúng cách. Đồng thời phát hiện được nguyên nhân dẫn đến tính trạng kẹt là do đâu. Từ đó mọi vấn đề sẽ được giải quyết rất nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể cho một lượng nước ấm vừa đủ để làm loãng phần bã. Rồi khéo léo mở nắp để đẩy phần bã ra ngoài.
Một số lưu ý khi dùng để tránh làm nghẹt máy
Để máy ép làm việc hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây. Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa giữ cho độ bền các bộ phận được lâu hơn:
- Khi ép các loại trái cây, rau củ bạn cần tuân thủ quy tắc “Mềm trước, cứng sau- Nhiều sơ trước, ít xơ sau”. Để giúp cho quá trình ép được diễn ra hiệu quả hơn và không làm kẹt bã.
- Không nên ép các loại cùi dừa hoặc mía và các loại trái cây cứng để lấy nước.
- Cắt nhỏ từng miếng và không được ép quá nhiều thực phẩm trong một lần.
- Vệ sinh máy ép thường xuyên, nhất là phần lưới lọc. Vì bộ phận này dễ bị bã cặn bám vào.
- Khi dùng không dùng liên tục trong 30 phút.
- Đối với những thực phẩm đông lạnh, bạn cần rã đông trước khi ép.
- Khi gặp những sự cố không thể sửa được, ta cần đem máy đến các cửa hàng để nhân viên sửa chữa.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy ép chậm đúng chuẩn nhất tại nhà
Kết luận
Hi vọng, bài viết cách xử lý máy ép chậm bị kẹt bã mà Xixa cung cấp. Bạn đọc sẽ có những kinh nghiệm bổ ích trong việc xử lý tình trạng kẹt một cách tốt nhất. Đồng thời biết được một số điều nên tránh trong quá trình sử dụng máy. Để việc ép nước giờ đây diễn ra thuận lợi hơn và máy móc được bảo quản tốt. Nếu bạn có thắc mắc gì về cách xử lý khi máy ép chậm bị kẹt thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0905.888.999 để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!